Vải chiffon (vải lụa) là chất liệu vải mềm mại, nhẹ nhàng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống như quần áo, chăn ga gối, đồ gia dụng. .. Tuy nhiên, nếu chỉ tìm hiểu sơ lược về chất liệu này, bạn sẽ không giữ được độ mềm mại của vải. Do đó, hãy cùng Aothundongphuccongty.vn khám phá cụ thể về chất liệu vải này, ưu và khuyết điểm và cả ứng dụng của chất liệu chiffon.
Vải chiffon là gì?
Vải chiffon hay vải voan luôn được nhiều người nhắc đến với đặc điểm phần lưới được đan dệt dưới dạng bán lưới. Những sản phẩm vải chiffon luôn có vẻ ngoài nhẹ nhàng, tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, chất vải để lại nhiều dấu ấn với khách hàng bởi đặc tính mỏng, mềm mại nhưng khi sờ sẽ có cảm giác khá thô ráp với độ nhám nhẹ.
Vải satin là gì? Ưu nhược điểm của vải satin
Nguồn gốc của vải chiffon
Tên vải chiffon bắt nguồn từ từ tiếng Pháp có nghĩa là “chiffe”. Vào khoảng thế kỷ XIX, chất vải voan thường được đan dệt bởi chất voan rất khan hiếm và giá bán đắt đỏ nên chỉ có người giàu sang, quyền quý mới có thể mua được.
Đến khoảng thập niên 30 của thế kỷ XX, chất vải chiffon bắt đầu được thử nghiệm sản xuất bằng chất liệu nylon và thu được nhiều kết quả khả quan, đánh dấu một bước ngoặt mới.
Khoảng 20 năm sau, chất liệu polyester được ra đời, nhờ vậy mà chất lượng vải voan ngày được nâng cao và giá thành cũng giảm xuống đáng kể, thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Vải Velvet là gì? Ưu nhược điểm của vải Velvet
Phân loại vải Chiffon
Phân loại theo chất liệu
Vải chiffon tự nhiên: Hai chất liệu cơ bản nhất của vải chiffon là lụa và satin. Đây được xem là loại chiffon cổ xưa nhất. Các đặc tính sinh học tự nhiên của sợi vải được lưu giữ vẹn nguyên bảo đảm độ mềm mịn, săn chắc vượt trội của chất liệu này.
Theo đó, người nằm sẽ cảm thấy êm ái, thoải mái và mang tới sự sang trọng, quý phái.
Vải chiffon lụa: Chất liệu này chủ yếu sử dụng các loại sợi tổng hợp hoặc polyesterm nylon. So với vải chiffon tự nhiên, chất liệu này khó giặt hơn nhưng bền chắc chắn hơn chiffon lụa. Bên cạnh đó, mẫu mã, màu sắc và độ mỏng dày của chiffon cũng vô cùng phong phú.
Các loại vải chiffon 100% polyester có thể kể đến như vải Double Faced Chiffon với đặc tính chống thấm cao, ít nhăn co. Mặt vải có chất phản quang tạo thành độ bóng bẩy, lấp lánh tuyệt đẹp.
Vải denim là gì? Ưu nhược điểm vải denim
Phân loại theo màu sắc
Mỗi cách dệt, in ấn khác nhau đã tạo ra dòng vải chiffon mang nhiều đặc tính riêng biệt, nổi bật hơn: chameleon chiffon, chiffon with lurex, silk satin chiffon, double faced chiffon. ..
Vải pearl chiffon (chiffon kim tuyến): được phủ thêm lớp kim tuyến để tạo hiệu ứng ánh sáng lấp lánh trên chất liệu. Chất vải được dệt từ loại sợi Polyester (viết tắt là PE) – một dạng sợi tự nhiên, an toàn đối với sức khoẻ.
Jacquard chiffon (chiffon lụa): chất liệu mỏng, nặng và độ thoáng khí cao, mặt vải mờ không làm mất độ trong suốt đặc trưng của vải chiffon truyền thống. Jacquard chiffon thường sử dụng các hoa văn thêu, dập chìm.
Vải silk crepe chiffon: có độ thông thoáng cao, bề mặt bóng được sử dụng nhiều trong thời trang chân váy xoè. Khi chà xát 2 mặt vải với nhau, loại chiffon này tạo ra tiếng rít và hơi tê một chút ở bàn tay.
Vải chiffon with lurex: với đặc tính nhẹ nhàng và thoải mái tuyệt vời, được mọi người ưa thích trong may mặc.
Vải chiffon giả lụa: Với đặc tính trơn, mềm mại, xốp, mịn và có một mặt bóng, vải chiffon giả lụa mang đến cho bạn cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu. Đây cũng là chất liệu sử dụng nhiều trong may mặc.
Vải double faced chiffon: nổi bật với hai mặt vải đối lập nhau và được dệt 100% từ chất liệu polyester có độ đàn hồi cùng độ bền bỉ cao. Về tính ứng dụng, mẫu vải này chủ yếu được sử dụng để may những bộ đồ đi chơi, thời trang…
Ưu và nhược điểm của vải chiffon (voan)
Ưu điểm của vải chiffon
- Không gây dị ứng: vải chiffon được làm từ các loại nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, nguyên liệu nhân tạo nên vô cùng lành tính đối với cơ thể.
- Chất vải mềm mại, siêu mịn, thoáng khí và trong suốt: khi lựa chọn những trang phục được may bởi chất vải chiffon, hầu hết chị em đều cảm thấy vô cùng thích thú
- Độ bền cao: độ bền của chất vải voan Chiffon vượt trội hơn so với chất vải ren, vải lụa.
- Màu sắc phong phú, chất liệu đa dạng: bởi sự phong phú từ chất liệu của chất vải chiffon mà khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn.
Nhược điểm của vải chiffon
- Khó lau chùi vết dơ và bị phai màu: do chất vải voan mỏng manh cho nên vết dơ thường bám vào khó lau chùi và có thể phai màu khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Khó xử lí và cắt may: chất vải voan tương đối mỏng nên sẽ gặp khó khăn trong các công đoạn cắt, may.
- Cần có một lớp vải voan may thêm bên trong do chất vải rất nhẹ
Ứng dụng của vải chiffon hay vải voan trong cuộc sống
Trong đời sống và may mặc, vải chiffon được sử dụng rộng rãi bởi:
- Trang phục thường nhật: Với sự mềm mại mà vải chiffon đem tới, những thiết kế như đầm, chân váy khá phù hợp. Ngoài ra, chúng cũng được lựa chọn để chế tạo thành những chiếc áo sơ mi, bộ đồ công sở.
- Trang phục cưới: Hầu hết các kiểu váy, đầm đám cưới được lấy cảm hứng từ nét đẹp nhẹ nhàng nhưng không kém phần tinh tế của chất vải chiffon.
- Phụ kiện thời trang: Chất vải voan chiffon được sử dụng để chế tạo một số phụ kiện thời trang nữ tính như khăn voan, khản choàng, túi xách, hay là thậm chí những mẫu đồ lót gợi cảm.
- Phụ kiện trang trí khác: Nhiều sản phẩm làm từ chất liệu vải chiffon được sử dụng làm trang trí. Điển hình như trong các dịp lễ cưới, đám hỏi, bữa tiệc cưới, các đồ dùng như khăn trải bàn, vải bọc gối. ..
- Rèm cửa vải voan: Đây là rèm cửa có công dụng trang trí, tạo tính thẩm mĩ cho không gian căn hộ của bạn. Sản phẩm được sử dụng tại các chung cư có thiết kế cửa sổ rộng đặc biệt là ở ngoài ban công.
Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải Chiffon
Giặt sản phẩm ngay và không cần thiết phải ngâm sản phẩm trong nước.
- Khi giặt bằng máy, bạn nên dùng túi giặt chuyên dụng và lộn ngược quần áo ra sau nhằm tránh việc chà xát quá nhiều lên chất liệu vải.
- Không dùng hoá chất tẩy rửa quá mạnh sẽ càng khiến chất liệu vải chiffon sẽ mỏng hơn và phai bạc màu. Có thể dùng baking soda hoặc giấm trắng giúp giặt sạch hơn.
- Không giặt vải chiffon với nước sôi, nhiệt độ nước lý tưởng khoảng 4.5 độ C.
- Khi phơi khô, bạn chỉ nên vò nhẹ nhàng và phơi khô vải tại nơi kín gió, không nắng quá gắt.
- Để giữ form, khi phơi bạn nên đảm bảo bề mặt vải luôn bằng phẳng và tránh xa những vật nhọn có thể bám vào gây hư vải.
Trên đây là một vài thông tin xoay quanh các vấn đề đối với chất liệu vải chiffon, Aothundongphuccongty.vn hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm vững thêm về đặc tính cũng như cách lựa chọn, sử dụng và bảo quản chất liệu vải đúng cách.
Liên hệ đồng phục AOTHUNDONGPHUCCONGTY.VN để nhận tư vấn chi tiết
Xưởng may áo thun đồng phục công sở của chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực ao dong phuc như: Áo lớp, áo sơ mi đồng phục công sở, áo đồng phục công nhân, áo đồng phục nhà hàng, áo team, áo thun gia đình, áo đồng phục công ty…
Địa chỉ: 278 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Fanpage: May Áo Đồng Phục Công Ty
Điện thoại: 0974 498 600: Mr Tiến 0702 392 333: Mr Vĩ 0901 360 744: Mr Cường
Email: f5.dongphuc@gmail.com