Vải lanh là gì? Công dụng, đặc tính vải lanh ra sao

Vải lanh là gì? Nó được làm từ gì? Còn điều gì khiến bạn không biết đến Vải Lanh đúng không? Tất cả sẽ đượcn xưởng may Aothundongphuccongty.vn chia sẻ tại bài viết về Vải Lanh hôm nay.

Vải lanh là gì? 

Vải lanh là loại vải được dệt từ các loại vỏ, xơ hoặc là hạt của cây lanh. Loại cây này thường xuất hiện ở những nơi có khí hậu lạnh giá. Ở Việt Nam loại cây này xuất hiện nhiều ở Phía Tây Bắc của nước ta, khu vực có khí hậu khá lạnh giá chủ yếu là ở Sapa. Sau khi thu hoạch các bộ phận của cây lanh chúng được mang về xử lý trước khi dệt thành dạng sợi. Rồi từ sợi dệt nên vải lanh như ngày nay.

Thời xưa thì Vải Lanh được dệt theo phương pháp thủ công là xoay tơ tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học và kĩ thuật ngày nay các sợi tơ đã được đưa vào các máy dệt để tạo thành vải. Đặc điểm của cách dệt này là có khối lượng vải lớn hơn, phong phú hơn về hoa văn, hoạ tiết. Sự xuất hiện của loại vải này đã có từ rất lâu đời nhưng hiện nay nó vẫn là một trong những loại vải đang được bán chạy nhất trên thế giới.

Xem thêm: Vải đũi là gì? Ưu điểm và ứng dụng trong may mặc ra sao

Vải lanh được dệt từ các loại vỏ, xơ hoặc là hạt của cây lanh
Vải lanh được dệt từ các loại vỏ, xơ hoặc là hạt của cây lanh

Đặc điểm của vải lanh

Khi cọ xát với vải lanh ta sẽ cảm thấy mềm mại, chạm nhẹ sẽ cảm thấy mịn màng. Khi giặt sẽ cảm thất mềm hơn. Nếu quần áo không được bảo quản kỹ làm quần áo có nhiều nếp gấp, nhăn nhàu ở những vị trí như vậy sẽ dễ bị đứt gãy các sợi chỉ lanh. Những vị trí dễ bị nhất đó có thể là ở cổ tay áo, đường viền hoặc những chỗ dễ bị nhàu khi ủi đồ.

Vải lanh có độ bóng tự nhiên cực cao, màu sắc của vải có thể biến đổi thành màu trắng ngà, màu đen, nâu vàng và thậm chí là màu xám. Vải lanh trắng tinh cũng được tạo ra từ nhiều loại vải thông thường đó là tẩy trắng kỹ trước khi mang đi nhuộm.

Vải có đặc tính dày và cứng với tạo cảm giác thô và mịn, điều thú vị ở chỗ là vải có thể biến đổi từ loại dày và cứng, đến mềm mại và mịn màng. Khi được xử lí đúng theo tiêu chuẩn thì vải lanh có khả năng thấm và thoát ẩm cực kỳ nhanh chóng. Nó có thể đạt được độ ẩm nước tối đa lên đến 20% mà không có cảm giác ẩm ướt khi sử dụng.

Xem thêm: Vải cát hàn là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải

Về độ bền và chắc chắn của vải lanh là không thể phủ nhận, vì nó là một trong số ít hiếm hoi các loại vải mà khi bị ướt thì chắc hơn khi khô. Các sợi lanh không chịu được khả năng kéo dãn và có khả năng chống mài mòn. Tuy nhiên, vì các sợi lanh có độ co giãn thấp, vải sẽ bị rách nếu nó được nếp xếp và ủi tại cùng một vị trí một cách liên tục nhiều lần.

Nấm mốc, mồ hôi, và chất hoá học sử dụng để tẩy rửa cũng có thể làm hỏng vải lanh, tuy nhiên nó là loại vải duy nhất không sử dụng thuốc tẩy rửa nhưng có thể chống được nấm mốc và bọ thảm. Về bản chất vải cũng khá dễ sử dụng vì có thể giặt khô, giặt máy hoặc giặt hấp. Nó cũng có khả năng kháng bám bụi và chất tẩy rửa. Vải cũng không bị nhăn hay sờn.

Lưu ý rằng vải không bao giờ được làm khô hơn mức cho phép. Nó cũng dễ bị nếp nhăn nên nó phải được ủi liên tục nhằm giữ độ mềm mại của vải. Sau khi sử dụng xong nên treo, móc hoặc gấp cất tủ. Có một đặc điểm vừa được coi là nhược điểm lại được coi là ưu điểm gọi là “Slub” đối với quần áo vì nó được xem như là quần áo có chất lượng thấp nhưng đối với đồ trang trí nội thất thì người ta cố ý thêm thắt vào nhằm tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và sự nguyên vẹn của vải.

Đặc điểm của vải lanh
Đặc điểm của vải lanh

Quy trình sản xuất vải lanh

Bước 1: Chất lượng thành phẩm được làm từ loại sợi lanh sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện gieo trồng cũng như kĩ thuật thu hoạch. Để có thể cho ra được sợi lanh đẹp nhất thì người ta phải nhổ cả cây hoặc là chặt hết gốc cây. Thu hoạch xong rồi thì hạt giống sẽ được đem đi tách hạt theo quá trình cơ học như là gợn sóng hoặc là ly tâm.

Bước 2: Muốn có thể rút phần xơ ra từ thân cây chúng ta cần phải giầm cây lanh. Nó được coi là một quá trình sử dụng các loại vi sinh vật hữu ích nhằm giúp phân huỷ Pectin làm cho từng xơ sợi kết dính với nhau. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu để giầm nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng vải cũng như chất lượng của từng cây lanh. Để giầm thủ công thì chúng ta có thể làm trực tiếp trong các bồn, bể hoặc ngay ở ngoài ruộng lanh. Bước tiếp theo sau quá trình giầm tự nhiên là đập. Công đoạn này diễn ra ở hai mốc thời gian chủ yếu là tháng 8 và tháng 12. Ở bước này sẽ loại bỏ toàn bộ phần xơ của thân cây thông qua việc đem chúng đi xay giữa hai con lăn bằng thép không gỉ, điều đó sẽ làm tất cả các phần của thân cây có thể được tách ra.

Bước 3: Phần xơ lanh sẽ được tách ra để riêng biệt với những phần khác như sợi lanh, mảnh vụn hoặc là xơ dạng sợi được dùng cho các mục đích sử dụng khác. Tiếp theo là bước chải sợi lanh, Các sợi ngắn sẽ được tách ra bởi lược tương tự khi chúng ta chải tóc. Những sợi thô và mịn nó vẫn ở lại.

Xem thêm: Vải tricot là gì? Ưu điểm và ứng dụng trong may mặc

Bước 4: Sau quá trình các sợi lanh đã được tách rời và xử lí, chúng vẫn sẽ được đem đi kéo thành sợi hoặc là đem dệt thành vải. Khi dệt vải chúng sẽ đem đi tẩy trắng trước khi đem đi thêu hoặc là nhuộm. Bên cạnh đó Xưởng May Atlan cũng sẽ giới thiệu với mọi người một phương pháp dệt khác có tên bông vải hoá. Công nghệ này sẽ tạo vải bền hơn và đòi hỏi ít thiết bị hơn. Để làm được điều này chúng ta phải sử dụng các thiết bị máy móc sử dụng cho sợi vải, tuy nhiên điểm yếu chính là sợi vải khi thành phẩm không còn giữ được vẻ đẹp của vải lanh.

Cây lanh hiện đang được sử dụng ở nhiều khu vực trên thế giới chủ yếu là ở Tây Âu. Nhưng do sự bùng nổ của công nghiệp hoá cho nên dầy đang được chuyển dịch về khu vực Đông Âu và Trung Quốc. Mặc dù ở 3 khu vực trên có lượng hàng hoá nhiều tuy nhiên chất lượng thì không thể nào so sánh được với những khu vực ở Ireland, Italia, Bỉ hoặc là các nước Ba Lan, Pháp, Đức, Litva. , Ấn Độ. … Hiện nay Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu số lượng lớn dụng cụ chuyên dùng phục vụ thị trường gói dụng cụ hàng hoá.

Quy trình sản xuất vải lanh
Quy trình sản xuất vải lanh

Ứng dụng của vải lanh

Trong 3 thập kỷ vừa qua việc sử dụng loại vải lanh đã có nhiều sự đổi mới. Năm 1990 có khoảng 70% vải lanh được dùng cho ngành may mặc còn ở thời kỳ trước đó đặc biệt là năm 1970 chỉ có 5% được dùng để sử dụng cho ngành may mặc.

Hiện nay vải được sử dụng chủ yếu như chăn ga gối nệm, khăn trải bàn, ghế. .., các mặt hàng sử dụng để trang trí nội thất thương mại như khăn trải sàn/thảm, bọc lót bàn ghế, rèm cửa sổ, . .., không theer thiếu các mặt hàng may mặc từ trang phục, áo đồng phục công sở, váy, áo sơ mi, . .. cho đến những mặt hàng công nghiệp: thùng chứa hành lý, sơn dầu hoặc là chỉ may, . ..

Ưu nhược điểm của vải lanh

Ưu điểm vải làm từ sợi cây lanh

  • Vải có độ bóng tự nhiên rất cao.
  • Thuận tiện khi sử dụng kể cả giặt tay hoặc là giặt máy
  • Có độ bền cao.
  • Có khả năng thấm hút tốt.
  • Không gây dị ứng với mọi loại da.
  • Thân thiện với môi trường

Nhược điểm của vải lanh

  • Có độ co giãn, đàn hồi thấp
  • Dễ bị gãy sợi chỉ nếu bảo quản không tốt làm rách áo.
  • Dễ bị nhăn áo, thường xuyên phải ủi đồ.

Như vậy Aothundongphuccongty.vn đã chia sẻ tới bạn tất cả những kiến thức cơ bản về vải lanh. Hi vọng với những thông tin hữu ích ở trên đã bổ sung thêm thật nhiều thông tin tới bạn. Tìm hiểu thêm tại những bài viết liên quan để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Liên hệ đồng phục AOTHUNDONGPHUCCONGTY.VN  để nhận tư vấn chi tiết

Xưởng may áo thun đồng phục tphcm của chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực ao dong phuc như: Áo lớp, áo sơ mi đồng phục công sở, áo đồng phục công nhân, áo đồng phục nhà hàng, áo team, áo thun gia đình, áo đồng phục công ty…

Địa chỉ: 278 Trần Thị Cờ, Tân Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Fanpage: May Áo Đồng Phục Công Ty

Điện thoại: 0974 498 600: Mr Tiến  0702 392 333: Mr Vĩ  0901 360 744: Mr Cường

Email: f5.dongphuc@gmail.com

LIÊN HỆ TƯ VẤN